Review Sách


Bài Viết Mới Nhất
star

Khi Đầu Thai là cả một nghệ thuật

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019 | 0 nhận xét

Đây là một bài blog mà đáng ra tôi phải viết từ rất lâu rồi. Nhưng có lẽ tới tận hôm nay tôi mới cho phép mình được chia sẻ những dòng suy nghĩ này của chính mình.
Cách đây không lâu khi tổng thống mỹ Donald Trump đến Việt Nam để tham dự hội nghị Mỹ - Triều Tiên. Trong chuyến đi lần này ông có dẫn người con trai út của mình - quý tử Barron Trump. Chàng trai 13 tuổi cao 1m9 và gần như đã có mọi thứ trên đời khi là con trai của một trong những vị tổng thống giàu nhất của Hợp Chủng Quốc Hoa Kì.
Barron tính ra từ lâu đã được cộng đồng mạng ở Việt Nam chú ý và bàn tán khá nhiều về cậu bé này rồi. Trong đó không ít bình luận là ghen tị với cuộc sống của cậu bé này, họ cho rằng cậu chẳng cần phải nỗ lực một chút nào cả.
Barron Trump ( bên trái ) và bố mình tổng thống Donald Trump

Kể ra mọi người ghen tị với cậu cũng đúng thôi. Nếu như chúng ta kiếm được mỗi ngày 1 tỷ VND thì bạn cần đến những hơn 63 năm trời mới có thể kiếm được 1 tỷ $. Đó là con số thật sự rất kinh khủng vì tôi đã làm từng làm việc trong một nhà hàng rất đông khách ngay tại quận 1 nhưng cao điểm trung bình cũng chỉ được 500 đến 600 triệu doanh thu một ngày. Vì vậy tôi có thể hình dung rất cụ thể là 3,1 tỷ của Donald Trump nó có thể lớn tới chừng nào và rằng dù chỉ thừa hưởng một phần nhỏ thì quả thật Barron cũng không phải nỗ lực gì quá nhiều (nếu như cậu ta suy nghĩ theo cách của chúng ta).
Thế nhưng tôi rất thích một câu nói như thế này: "Đơn giản thì đầu thai thôi họ cũng đã nỗ lực hơn bạn rồi". Nếu cho rằng đầu thai là một nghệ thuật thì tôi nghĩ Barron và các cô, cậu con tỷ phú đều là những bậc thầy rồi. Đơn giản là bởi vì mặc dù có những tính cách không phải ai cũng ưa được nhưng bạn không thể phủ nhận rằng Donald Trump ngoài việc rất thành công trong sự nghiệp cũng rất biết cách nuôi dạy con cái của mình. Nhưng mà bạn tự hỏi xem là tại sao bố của cậu ta. Dù đã là một tỷ phú nhưng vẫn tranh cử tổng thống và làm việc quần quật với chỉ nghỉ ngơi có dưới 6 tiếng một ngày và thức ăn thì lại thường chỉ là fast food khi đã ở cái tuổi ngoài 70? Theo tôi Donald Trump không phải làm việc vì tiền nữa (và điều đó chắc chắn là đã từ rất lâu rồi), ông ta làm là vì một sứ mệnh, điều mà chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng dễ dàng tìm ra cho chính mình.
Cũng dễ hiểu thôi khi bạn còn phải lo cơm áo, gạo tiền; tính toán chi li làm sao để có cuộc sống tốt hơn và giải quyết những nợ nần của bản thân. Lấy đâu ra nhiệt huyết và đam mê để bạn nghĩ đến cái gọi là sứ mệnh nhỉ? Và bạn à đó cũng chỉ là sự khác biệt duy nhất giữa chúng ta và Barron thôi, cậu bé không phải lo lắng những điều nhỏ nhặt đó để rồi phải đối mặt hơn với cái điều quan trọng nhất của đời người đó chính là tìm ra sứ mệnh của mình và thực hiện nó. Điều khác biệt giữa bạn và cậu ta không phải là hàng tỷ đô la kia mà chính là sự tự do, sự tự do khỏi tiền bạc. Điều có thể bây giờ bạn chưa có nhưng bạn có thể bắt đầu từ bây giờ để có nó trong tương lai. Có thể bạn không được như Barron nhưng bạn có thể có giúp con bạn được như cậu ta thì sao? (Và tôi không có ý nói rằng bạn có nhiều vợ để con bạn có nhiều mẹ đâu nhé)
Để làm điều đó thì thật sự có nhiều cách. Bạn có thể suy nghĩ kiếm thêm thu nhập ngay từ bây giờ. Phát huy một tài năng nào đó của bạn, bắt đầu một công việc kinh doanh. Dù rằng nghe có vẻ hợp lý nhất nhưng tìm một công việc mà mong rằng mình sẽ thăng tiến với nó là điều không tưởng để có thể đạt được tự do tài chính. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm việc rồi quản lý tài chính một phần thu nhập một cách thông minh để tự tạo cho mình một cơ hội để kinh doanh hay là đầu tư nào đó.
Điều thú vị là dù ở bất kì lứa tuổi nào chúng ta đều có thể tiết kiệm và đầu tư được. Và bạn đừng coi thường 1.000 đồng bạn tiết kiệm được hôm nay vì nếu biết đầu tư nó đúng cách thì nó có thể là cả một gia tài kếch xù sau này.
Tôi sẽ lấy trường hợp của mình ra làm ví dụ. Tuy rằng không được như Barron nhưng tôi cũng được sinh ra trong một gia đình có thể cho là đủ ấm no. Ngay từ khi lên lớp 1 tôi đã may mắn được bố mẹ mình dạy cho cách tiết kiệm tiền. Mặc dù hơi buồn rằng họ chưa thể dạy tôi cách đầu tư số tiền đó như thế nào cho hợp lý và sinh ra lợi nhuận sau này nhưng tôi làm sao có thể đòi hỏi điều đó ở họ được, suy cho cùng một phần do nỗ lực đầu thai của tôi cũng không quá cao mà nhỉ? Nhưng quả thật đến với một nhóc học sinh tiểu học thì việc tiết kiệm từ năm lớp 1 đến năm lớp 5 (với khá nhiều lần rút tiền ra mua đồ chơi). Việc tiết kiệm được gần cả chục triệu để mua dàn máy tính sau đó thì đúng là cả một kì tích. Cơ mà nếu mà khi đó tôi không mua máy tính mà đi đầu tư vào thị trường chứng khoán, cái mà sẽ có vài năm sau đó. Thì bây giờ hàng tháng tôi cũng đã có gần chục triệu để tiêu mà không cần làm gì và khối lượng tài sản lên đến cả tỷ rồi ( thật đáng tiếc là điều đó đã không sảy ra với tôi, nhưng với con của tôi thì chắc chắn sẽ có cơ hội làm được và điều đó phụ thuộc vào những quyết định của tôi vào lúc này).
Tất nhiên là đầu tư không phải chuyện dễ dàng, trong số hàng trăm hàng ngàn cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Chỉ có duy nhất một và chỉ một công ty là có thể giúp tôi làm được điều trên tại thời điểm đó. Nếu làm được điều đó thì ở cái tuổi 24 hiện tại, thay vì còn đang mất định hướng như mọi người thì bản thân tôi đã có thể thoải mái đi theo đam mê diễn thuyết của mình rồi. Nhưng thế không phải cũng đã khiến cho giới hạn của nhiều người chỉ đơn giản là xuất phát điểm của tôi thôi sao? Và bạn cũng có thể làm được điều đó.
Tất cả những gì bạn cần làm là hãy bắt đầu. Ngay bây giờ.
Cám ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này.

5 Tip Để Giúp Bạn Tiết Kiệm Hiệu Quả Hơn

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018 | 0 nhận xét

5 Tip Để Giúp Bạn Tiết Kiệm Hiệu Quả Hơn


Chúng ta dù ít hay nhiều đã từng trải qua cảnh cuối tháng là tiêu sạch hết toàn bộ số tiền mà mình có. Thậm chí đôi khi chúng ta còn không rõ là vì sao.
Hôm nay F5 team xin chia sẽ cho bạn #5tip để tiết kiệm tốt hơn. Bắt đầu nào:
💰Tip 1: Xác định mục tiêu tiết kiệm
Nhiều người thường không tiết kiệm được vì họ không có một mục tiêu cụ thể nào cả. Vì lí do đó mà thường họ không biết tại sạo mình lại phải thắt lưng buộc bụng mà không được chi tiêu số tiền đang có trong túi. Đặt cho mình một mục tiêu có thể đơn giản thôi sẽ tập được cho bạn thói quen tiết kiệm
💰Tip 2: Trả cho mình trước.
Khi nhắc đến tip nay nhiều bạn hay hiểu lầm rằng: Việc đầu tiên sau lảnh lương là đi ăn uống chơi bời cái đã . Nhưng trả cho mình trước không phải như thế.
Việc bạn cần làm chính là lập 1 tài khoản tiết kiệm, đầu tư hoặc thậm chí là bảo hiểm. Bỏ một khoản % nhất định hằng tháng vào đó và đấy phải là việc đầu tiên bạn làm ngay khi nhận thu nhập. Nói cách khác bạn tiết kiệm trước và tiêu xài sau. Cách này giúp bạn có dòng tiết kiệm ổn định hơn và dễ thấy lộ trình tiết kiệm hơn.
Một lời khuyên là khoản tiết kiệm này bạn không nên sử dụng mà chỉ nên dùng cho mục đích đầu tư thôi.
💰Tip thứ 3: Biết rõ chi tiêu.
Bạn chắc cũng đã có những lúc thắc mắc là mình tiêu gì mà bay sạch hết tiền trong ví đúng không? Tiết kiệm sẽ thật sự rất khó khăn nếu như bạn không biết mình tiêu cái gì.
Hãy ghi lại toàn bộ những chi tiêu dù là nhỏ nhất của mình trong vòng 30 ngày. Sau đó ngồi lại và xem xét coi có những khoản chi nào là không cần thiết không?
Ví dụ bạn có thói quen ngày nào cũng uống trà sữa🥤. Giá trung bình mỗi ly là 50k và nhân cho 30 ngày là 1 triệu 500 ngàn . Dù gì thói quen này cũng không có lợi cho sức khoẻ nên nếu bạn thay bằng 2 ngày 1 ly thì một tháng cũng tiết kiệm được 750k rồi .
💰Tip 4: trước khi mua đồ hãy đợi 1 tuần.
Ghi nhận thấy người ta thường thích tiêu tiền cho những món đồ mới nhưng rồi cảm giác hứng khởi đó biến mất chỉ sau vài ngày. Vì thế trước khi tiêu tiền cho một chiếc điện thoại mới hay một đôi giày thể thao đẹp. Hãy chờ đợi một tuần kể từ khi bạn chuẩn bị đủ tiền. Bạn sẽ nhận ra mình không thật sự cần món đồ đó đến thế và sẽ có quyết định chi tiêu tốt hơn.
💰Tip 5: Dùng tiền mặt thay vì quẹt thẻ.
Cầm một sấp tiền để đi mua sắm thì khó khăn hơn là quẹt thẻ nhiều. Bởi cầm 2 triệu tiền mặt để mua giày thì cảm giác chắc sẽ tiếc nuối hơn là quẹt thẻ để rồi bạn còn cả bận tâm đến số tiền mình quẹt. 🤔
Vừa rồi là 5tip tiết kiệm và chi tiêu hiệu quả hơn của mình. Bạn có thích tiết kiệm không? Ngoài 5tip trên bạn có cách nào hiệu quả hơn. Cho chúng mình biết ở dưới cmt nhé.

Gởi Tiết Kiệm Ngân Hàng. Nên hay không và bao nhiêu là hợp lý

| 0 nhận xét

Gởi Tiết Kiệm Ngân Hàng. 

Nên hay không và bao nhiêu là hợp lý

Ngày nay khi nói về ngân hàng thì mình nhận thấy có hai hướng suy nghĩ sau. Hoặc là các bạn coi ngân hàng là lựa chọn tối ưu và an toàn nhất cho tiền của mình. Hoặc là các bạn nghĩ rằng bỏ tiền vào ngân hàng là một điều vô cùng ngu gốc và thể hiện tư duy tài chính kém (Điều này thường xảy ra khi các bạn mới bắt đầu đọc hoặc tham gia một số khoá học tài chính). Và tất nhiên cả hai lối suy nghĩ này đều có cái đúng và sai, đi vào phân tích một tí.🧐
Ngân hàng là một trong những thể chế tài chính quan trọng nhất của xã hội và trong bộ máy tài chính quốc gia. Vì thế thay vì có cái nhìn không tốt về ngân hàng thì ta nên biết sử dụng nó thì tốt hơn. Tuy nhiên ngân hàng chưa bao giờ mang trong mình yếu tố đầu tư sinh lời, nên việc đầu tư dài hạn vào ngân hàng sẽ là một sai lầm lớn. 🤭
Thế có nên tiếp kiệm ngân hàng hay không? Câu trả lời có tuy nhiên còn phụ thuộc vào khoản tiếp kiệm và số tiền tiếp kiệm🤔.
Theo mình thì ngân hàng có các tính chất sau:
💰Tính thanh khoản cao: mình dễ dàng tiếp cận tiền trong ngân hàng hơn là các khoản đầu tư khác trong cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm, ...
💰Tính đầu tư ngắn hạn: Thường thì những cơ hội đầu tư lớn sẽ đến rất bất ngờ nên bạn cần chuẩn bị cho nó, tuy nhiên thì bạn cũng ko thể ngồi yên nên các khoản tiền gởi ngắn hạn cũng là một ý tưởng tốt.
💰 Tính đánh giá điểm tín dụng cá nhân: Ý là khả năng trả nợ của bạn, Ngân hàng sẽ xét điều này thông qua nghề nghiệp, thu nhập, tài sản và cụ thể hơn là số tiền bạn gởi trong ngân hàng. Vì thế nếu bạn biết cách sử dụng thì sau này bạn tiếp cận vốn ngân hàng cũng dễ dàng hơn.
Từ những cái đó thì mình rút ra các yếu tố sau để bạn quyết định số tiền gởi tiếp kiệm ngân hàng:
🌟 Đảm bảo vững mạnh tài chính: Gởi tiết kiệm một số tiền đủ để bạn và gia đình sinh hoạt trong khoản 2 đến 6 tháng là tối đa nếu không có nguồn thu nhập.
🌟 Xác định mục tiêu gởi tiền để giảm thiệt hại lạm phát, không phải để đầu tư: Gởi tiền ngân hàng chưa bao giờ là kênh đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên tìm kiếm một cơ hội đầu tư cũng không phải dễ. Khi phát sinh một khoản tiền dư chưa rõ đầu tư vào đâu thì gởi tiết kiệm ngắn hạn (Tức dưới 1 năm) là lựa chọn tốt để tiền của bạn được vận động.
P/s: Nếu bạn có ý định tiếp kiệm để về hưu (tức thời gian tiếp kiệm trên 20 năm) thì có thể sau khi xem clip này bạn sẽ cân nhắc lại. https://youtu.be/Elkff6YhGC4
🌟Gởi tiết kiệm để tăng điểm tính dụng: sẽ có những cơ hội tuyệt vời đến với bạn nhưng lại cần nguồn lực lớn thì tiền tiếp kiệm là một dạng tài sản thế chấp rất tốt. Đến đây sẽ có người hỏi là “Tôi có tiền thì tại sao phải gởi tiền để rồi vay lại của ngân hàng với lãi xuất cao hơn?” Thì đó là một đề tài khác cho một bài viết khác.
Chốt lại thì bạn lấy tiền tiêu dùng của mình nhân cho 2 (tối thiểu) hoặc 6 (tối đa) và gởi tiết kiệm không quá 1 năm là lựa chọn hoàn hảo nhất. Mấu chốt là đảm bảo luôn có tiền trong ngân hàng nhưng không quá nhiều mà thôi.
Ví dụ: A chi tiêu chi bản thân và gia đình là 10 triệu 1 tháng và hiện A chưa tìm thấy cơ hội đầu tư nào. Vậy thì A nên để dành tiếp kiệm ngân hàng bao nhiêu ?
Trả lời: A sẽ để tiết kiệm tối đa là 10 x 6 = 60 và gởi tiếp kiệm trong 1 năm. Sau mỗi năm như thế rút khoản lợi nhuận và bổ sung vào các quỹ quan trọng hơn ( quỹ đầu tư, quỹ giáo dục, quỹ bảo hiểm).😯
Vậy thì đầu tư vào đâu là hợp lý? Đón chờ các bài viết tiếp theo khi mình chia sẻ về các thể chế tài chính còn lại là Chứng khoán, Bảo hiểm và Bất động sản nhé. 🤩🤩
Có bạn hỏi chọn ngân hàng nào thì mình thật sự không có ý kiến quá nhiều nhưng mình sẽ nêu 2 lựa chọn sau:
1 là VP bank 🏦 hay chính xác hơn là Timo😎: Lý do đây là hệ thống ngân hàng điện tử. Nói nó không có vấn đề thì quá sai lầm nhưng nó cho phép bạn không phải chi trả bất kì phí gì và giao dịch mọi thứ khá nhanh. Với khoản tiền tầm chục triệu thì đây là lựa chọn tốt.
2 Ngân hàng ACB 🏦 : Nếu bạn có dự định kinh doanh hay số tiền gởi cao (trên trăm triệu) thì mình đánh giá cao ACB dựa trên năng lực tài chính và khả năng kinh doanh của ông này.
Đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình về ngân hàng thôi. Không nhất thiết phải là lựa chọn tốt nhất hay chính xác nhất nhe.

3 quỹ/tài khoản tiết kiệm PHẢI có

| 0 nhận xét

3 quỹ/tài khoản tiết kiệm PHẢI có


 Ai trong chúng ta cũng biết là mình phải tiết kiệm. Nhưng thường chúng ta chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm để mua sắm, du lịch. Xa xôi hơn thì có người tiết kiệm để mua xe, mua nhà và về hưu. Thế nhưng những hình thức tiết kiệm đó thường không linh động và tối ưu cũng như không bảo vệ và giúp bạn phát triển hơn.
Vì thế ngoài tài khoản tiết kiệm cho các mục tiêu trên bạn hãy xem xét tạo và bắt đầu xây dựng cho mình 3 tài khoản tiết kiệm sau đây.
💰 Tài khoản dự phòng thất nghiệp:
Như cái tên, đây là tài khoản hỗ trợ cho bạn khi mình mất đi nguồn thu nhập hay bị giảm nguồn thu nhập nhưng chưa kịp thích nghi. Đây cũng là một khoản tiếp kiệm tốt phòng khi bạn cảm thấy muốn nghỉ ngơi khỏi công việc để tìm lại chính mình.
🌟 Bao nhiêu là đủ ?
Khoản tiết kiệm này nên trong khoảng từ 2 cho tới 6 tháng chi tiêu thông thường của bạn. Ví dụ: Bạn thường chi tiêu 10 triệu mỗi tháng cho mức sống hiện tại. Nếu vậy thì bạn cần từ 20 đến 60 triệu thường trực trong tài khoản tiết kiệm này.
🌟 Để nó ở đâu ?
Thường thì tốt nhất là sổ tiết kiệm ngân hàng hạn gởi dưới 1 năm. Lý do là bởi nó có tính thanh khoản tương đối. Bạn sẽ khó lôi nó ra sử dụng một cách tuỳ tiện nhưng vẫn có thể tiếp cận được khi thật sự cần thiết. Đồng thời gởi sổ tiết kiệm thì tính an toàn cũng cao hơn và tránh phần nào thiệt hại từ lạm phát.
💰 Tài Khoản tiết kiệm để đầu tư :
Hay còn được những học trò giới tài chính gọi là F.F.A (Freedom Financial Account). Như cái tên tài khoản này bạn tiết kiệm không phải để tiêu sài. Đây là tài khoản dùng để bạn nắm bắt các cơ hội đầu tư hoặc là để khởi nghiệp. Có thể nói nó sẽ là con ngỗng đẻ trứng vàng cho bạn nếu biết sử dụng đúng cách.
🌟 Bao nhiêu là đủ ?
Thường thì không có con số giới hạn cho tài khoản này. Thông thường thì mình mặc định 10% thu nhập tháng cho tài khoản này. Hoặc nếu bạn muốn chính xác một con số hơn thì bạn có thể theo công thức sau.
Lấy thu nhập mong muốn để bạn có thể tự do tài chính (nôm na là không phải đi làm vẫn sống thoải mái, ở đây tớ sẽ lấy con số 10 triệu) rồi nhân cho 12 tháng. Giả sử bạn đầu tư và được lợi nhuận 10% 1 năm thì ta có.
(10.000.000 x 12) : 10% = 1 tỷ 2
Vậy tài khoản này của bạn sẽ cần 1 tỷ 2. Có lẽ bạn nên bắt đầu tiết kiệm ngay đi là vừa. 😤
🌟 Để nó ở đâu ?
Cái này tuỳ vào khả năng và kiến thức tài chính của bạn. Khi chưa đảm bảo thì ngân hàng là một lựa chọn tạm thời không quá tệ. Bạn cũng có thể để số tiền này dưới dạng vàng, bạc. Khi cảm thấy sẳn sàng thì những thị trường như chứng khoán, bất động sản hay kinh doanh sẽ phù hợp hơn.
💰 Tiết kiệm bảo hiểm.
Một điều thú vị chính là một nước phát triển như Singapore 🇸🇬 nơi đại đa phần dân số có bảo hiểm nhân thọ thì con số này ở Việt Nam 🇻🇳 là 8%. Tiết kiệm bảo hiểm có hai tính chất là tiết kiệm đồng thời bảo vệ.
Xét về tính tiết kiệm thì nó không hiệu quả lắm so với ngân hàng và chắc chắn là thua xa đầu tư. Nhưng đảm bảo hiệu quả hơn là chỉ để tiền trong két sắt. Tuy vậy chúng ta quan tâm đến tính chất còn lại của tài khoản này hơn đó là tính.
Bảo vệ. Nếu cả hai tài khoản trước cần phải xây dựng thì tài khoản tiết kiệm bảo hiểm có ngay tác dụng kể từ lần tiết kiệm đầu tiên. Nó sẽ đảm bảo nếu như cơ chuyện không may xảy ra thì những khoản đầu tư bạn dày công xây dựng an toàn. “Đầu tư phải luôn đi kèm với bảo hiểm” là một trong những bài học đắt giá mình nhận được từ cuốn Richdadpoordad
🌟 Bao nhiêu là đủ ?
Bảo hiểm bây giờ rất đa dạng và bạn hoàn toàn có thể tham gia dựa trên thu nhập của mình. Bạn chỉ cần dành tối đa là 10% thu nhập tháng cho khoản tiết kiệm này.
Tuyệt vời hơn là bạn chỉ cần tiết kiệm bảo hiểm 10 tới 15 để có thể được bảo vệ trọn đời.
🌟 Để nó ở đâu ?
Tất nhiên là tại những công ty bảo hiểm nhân thọ rồi. Bạn nên tìm cho mình một nha tư vấn bảo hiểm có thể giúp bạn hiểu rõ các điều khoản và lưu ý trong hợp đồng. Đừng vội tham gia bất kì cuộc chơi nào khi chưa rõ luật chơi nhá.
Vừa rồi là ba tài khoản tiết kiệm mà ai cũng PHẢI có. Bạn có tài khoản nào trong ba tài khoản trên rồi?
Nếu bạn thấy bài viết có giá trị thì hãy like share đồng thời cmt nếu có bất kì câu hỏi nào và đề tài bạn mong muốn cho bài viết tiếp theo nhá.

Review Sách: Bạn Chính Là Sản Phẩm Của Não.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018 | 1 nhận xét

BẠN CHÍNH LÀ SẢN PHẨM CỦA NÃO


 Tác Giả: Dick SwaabJan Paul Schutten
 Dịch Giả: Thủy Vy

     Vài dòng tâm sự trước khi đi nào nội dung của quyển sách BẠN CHÍNH LÀ SẢN PHẨM CỦA NÃO. Trước khi đọc cuốn sách này thì mình đang đọc quyển KHỞI NGHIỆP TINH GỌN của tác giả Eric Ries, phải khẳng định rằng đó là một cuốn sách hay và mình đã học được rất nhiều bài học đáng giá khi chỉ đọc chưa đến một phần ba cuốn sách. Nhưng cũng phải công nhận một điều, nó một cuốn sách khá khó đọc (ít nhất là đối với mình). Chính vì lý do đó mà mình đã đổi gió một tí bằng cách chọn đại một cuốn sách chưa đọc trong tủ sách được tăng của mình và có thể nói số phận đã để mình chọn cuốn BẠN CHÍNH LÀ SẢN PHẨM CỦA NÃO. Bất ngờ thay mình đọc hết quyển sách chỉ trong vòng chưa đến một ngày, đây là lần thứ hai mình làm được điều này sau cuốn DẠY CON LÀM GIÀU tập một.

     Quyển sách là những dòng mail trao đổi giữa hai người bạn nhỏ Jelle, Ionica và vị giáo sư đậu xe sai chỗ Dick Swaab về các đề tài liên quan đến não bộ. Kiến thức tuyệt vời của tiến sĩ Swaab cùng tài viết sách của Jan Paul Schutten đã biến một đề tài tưởng như vô cùng phức tạp thành một thứ vô cùng dễ hiểu. BẠN LÀ SẢN PHẨM CỦA NÃO cho bản thân mình một nhìn rõ nét hơn về những hiện tượng cả cuộc sống tác động lên não và ngược lại: LGBT có hẳn là một căn bệnh? Ai cũng biết thuốc lá và rượu bia có hại nhưng nó tác động đến ta như thế nào? Tại sao tuổi dậy thì hay nỗi loạn? Niềm tin có thật sự giúp ích cho chúng ta? Và nhiều hơn thế nữa. Bản thân mình đã từng nghiên cứu về NLP và qua cuốn sách này mình càng hiểu rõ hơn về sức mạnh của bộ môn này.


     Sau cùng thì mình có hai nhận định về quyển sách này, thứ nhất nếu bạn muốn tìm hiểu về não bộ của con người thì so với cuốn We Are Our Brain (một tác phẩm khác của tiến sĩ Dick Swaab) đây là một lựa chọn tuyệt vời. Thứ hai, đây lại là một cuốn sách tuyệt vời danh cho những bạn đang tập thói quen đọc sách vì nó được dịch tốt, diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, dễ đọc và vô cùng cuốn hút. Theo mình thấy thì, đọc sách nên là một thói quen đề dần dần não bộ của bạn có thể tiết ra các chất như Dopamine hay Oxytocine trong quá trình đọc sách thì sẽ là tuyệt vời ông mặt trời. Khi đó thì việc bạn chiến đấu với những tựa sách hay và thuộc dạng phải đọc nhưng hơi bị khó nhai như cuốn KHỞI NGHIỆP TINH GỌN mình nêu trên chả hạn sẽ dễ dàng hơn. Thôi mình quay lại đọc sách tiếp đây. Mong rằng review của mình sẽ khiến một số bạn tìm đọc cuốn sách này.

Review phim: Ready Player One: Đấu Trường Ảo

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018 | 1 nhận xét

Ready Player One




Cảnh báo: review có chứa nội dung phim, cân nhắc trước khi đọc để có trải nghiệm phim tốt nhất. Xin cám ơn

     Ngay khi ra khỏi rạp chiều phim mình liền lập tức quyết định phải bay về nhà để có thể viết review chia sẻ những dòng cảm nhận này cho mọi người về Ready Player One. Thành thật mà nói thì những bộ phim liên quan đến Video Game thường là những bộ phim được đánh giá không quá cao so với mặt bằng chung của nền điện ảnh.Tuy nhiên trong những năm gần đây điều này đang dần dần thay đổi. Riêng Ready Player One thì mình xin mượn lời đánh giá của Phê Phim : "Nó không giống bất kì phim nào trước đây và cũng không giống một phim nào trong tương lai cả".

     Như đã nói, Ready Player One giống đã phần các phim về game khác, không phải là một bộ phim xuất sắc nếu ta xét nó trên những tiêu chí điện ảnh thông thường. Nhân vật siêu một chiều nhất là nhân vật phản diện. Cặp đôi chính tới với nhau quá nhanh và quá nguy hiểm, với một người không tin tưởng vào tình yêu sét đánh như mình thì đây là một điểm trừ rất lớn dành cho phim. Dù một số người bạn của mình bảo là phim có hơi dài nhưng theo nhận xét cá nhân thì mình mong rằng đáng ra phim nên được chia ra làm 2 phần hay thành hẳn một series phim dài tập luôn. Có như thế thì mới có thể khắc họa hơn một thế giới thực tại tệ hại đến độ con người không thèm cố gắng thay đổi nó nữa và một OASIS đẹp tuyệt vời mà ngoài việc ăn và vệ sinh ra thì cái gì bạn cũng làm được.

     Điểm mạnh của phim chính là 3 cảnh phim hết sức tuyệt vời, hành trình chinh phục 3 thử thách để lấy 3 chiếc chìa khóa. Có thể nói bạn sẽ không thể nào tìm được một cảnh đua xe chất hơn, một cảnh đánh nhau hoành tráng hơn và lạy chúa là những gì đậm chất The Shining được làm lại một cách không thể thuyết phục hơn. Nhưng tuyệt vời hơn hết của Ready Player One chính là nhân vật James Halliday. Có thể nói đây là nhân vật xuất sắc nhất là có chiều sâu nhất không phải chỉ trong phim mà trong tất cả những bộ phim về game từ trước đến giờ khi khắc họa một con người tràn đầy sự cô đơn và hối hận. Mình có thể đồng cảm được vì cũng giống như James Halliday, mình từng chơi game chỉ để trốn tránh thực tại. Và cũng giống như ông, nhờ game mà mình nhận ra được giá trị của nó. Có lẽ chính vì nhận ra điều đó bằng những lời chia sẻ của ông trong những cảnh cuối của phim mà Wade đã rơi nước mắt, những giọt nước mắt khi cậu nhận ra giá trị của thực tại đối với tất cả chúng ta. 

     Chốt lại rằng đây vẫn là một phim vô cùng đáng xem đối với gamer nói chung đặc biệt là những gì thuộc về những năm 80. Tuy nhiên bạn đừng quá tập trung vào cốt chuyện mà cứ thả mình khi coi phim đi, hoặc cùng đám bạn săn những easter eggs trong phim sẽ thú vị hơn.

Review Sách 20 Giờ Đầu Tiên - Cách Học Nhanh Bất Cứ Thứ Gì.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018 | 0 nhận xét

20 GIỜI ĐẦU TIÊN

CÁCH HỌC NHANH BẤT CỨ THỨ GÌ


Tác giả: Josh Kaufman

Là một doanh nhân thành công và là một người vô cùng ham học. Giây phút trở thành một người cha đã đảo lộn cuộc sống của Josh, anh gần như không thể tìm ra thời gian cho sở thích học những thứ mới của mình. Không từ bỏ đam mê, anh dành thời gian ít ỏi của mình tìm hiểu về cách mà con người học hỏi và câu trả lời anh tìm được rằng "Chúng ta cần 10.000 tiếng để học một cái gì đó". Không nói thì cũng biết đối với Josh nó một bi kịch và rằng anh sẽ không học thêm được cái gì cả.

Nhưng cũng chính Josh đã làm rõ sự hiểu lầm trên trong cuốn sách này. Con số 10.000 giờ không phải thời gian cần thiết để bạn học một điều mới mà là thời gian cần thiết để bạn trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực nào đó. Thế thì câu trả lời cho việc cần mất bao lâu để học một kĩ năng mới? Đó chính là 20 giờ đầu tiên.

Điều mà mình thích ở 20 giờ đầu tiên đó chính là bạn thật không cần đọc hết cuốn sách này để học được kĩ năng học nhanh mà Josh đã tổng hợp hóa lại trong nó. Thực tế bạn chỉ cần đọc 4 chương đầu là đã đủ kiến thức để bạn áp dụng vào học một kĩ năng nào đó. Có thể nói điều đó cũng cứu sống cuộc đời mình bởi lẽ vì là một chàng trai với mong muốn khởi nghiệp và hàng tá những kĩ năng cần phải học nếu không đọc được cuốn sách này thì chắc mình sẽ không thể nào đào đâu ra thời gian để viết những dòng review này thay lời cám ơn đến Josh Kaufman

Và thêm điều này, nếu như 10 nguyên tắc học nhanh 10 nguyên tắc học kĩ năng hiệu quả  vẫn còn quá nhiều để bạn nghi nhớ thì bạn chỉ cần làm được 4 điều mà theo bản thân tôi nhận xét chính là chân lý cốt lõi của 20 giờ đầu tiên.

Thứ nhất: chia nhỏ kĩ năng, xác định phần nào của kĩ năng chính là phần bạn thực sự cần trong thời gian hiện tại. Ví dụ như bạn có biết rằng đổi với việc học guitar hay ukulele mình chỉ cần biết 4 hợp âm và vài ba điệu nhạc là có thể đệm hát được gần như các bài nhạc pop hiện nay ?

Thứ hai: Học vừa đủ để nhận ra mình đang sai ở chỗ nào. Bạn không cần biết quá nhiều lý thuyết trước khi đi vào thực hành. Bạn chỉ cần có hiểu biết vừa đủ để nhận ra điểm sai của mình trong quá trình thực hành là được.

Thứ ba: Loại bỏ toàn bộ các yếu tố gây phân tâm. Số lượng không quan trọng bằng chất lượng học. 20 giờ học tập đồng nghĩa với 45 phút học mỗi ngày trong chưa đầy một tháng, và tốt nhất đó nên là những khoản thời gian bạn tập trung 100% cho việc học. Một không gian không điện thoại, không tivi và tương đối yên tỉnh là một điều kiện học tập tuyệt vời.

Thứ tư: Luyện tập ít nhất 20 giờ. Kiên trì là một yếu tố cốt lõi trong quá trình học, và đây cũng đã là khoản thời gian ngắn nhất bạn cần bỏ ra để học một kĩ năng rồi.


Nói nhỏ một chút về phần dịch thuật thì đây lại là một cuốn mình không hài lòng lắm. Có thể nói là mình khá khó tính do đã đọc những cuốn sách có chất lượng dịch quá tuyệt vời rồi. Nhưng nếu được bạn có thể tìm đọc bản tiếng anh của cuốn sách này. Cám ơn các bạn đã đọc review của mình. Mong các bạn góp ý để có những review tốt hơn. Bản thân mình cũng đang trong 20 giờ đầu tiên của việc luyện tập viết lách đây.